Friday, December 19, 2014

Các Hoạt Động Kỷ Niệm 70 Năm Ngày Thành Lập QĐND Việt Nam, 25 Năm Ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân

UBND huyện Hữu Lũng tổ chức gặp mặt cán bộ quân đội nghỉ hưu và tổng kết phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014), và 25 năm ngày hội QPTD (22/12/1989 - 22/12/2014).











 Giao lưu văn nghệ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam và 25 năm ngày hội QPTD tại xã Thiện Kỵ, với sự kết hợp giữa Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Hữu Lũng và UBND xã Thiện Kỵ.

















Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 25 năm ngày Hội Ọuốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang, những chiến công oanh liệt của Quân đội và nhân dân ta. Qua đó. khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. ý chí quật cường, ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vừng mạnh, xây dựng Ọuân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu câu nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và  bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Như Bác vẫn hằng mong  đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu…”./.

Wednesday, December 10, 2014

Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014)

Truyền thống 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời và cùng toàn dân tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công:
Trong Chính cương vắn tắt, Luận cương Chính trị tháng 10/1930, Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền. Vì vậy, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũ trang lần lượt được hình thành là Đội tự vệ đỏ trong cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng (1930 - 1931).
Cuối tháng 10/1944, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc trở về Hà Quảng, Cao Bằng. Căn cứ chỉ dẫn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng với đồng chí Lê Quảng Ba họp bàn thống nhất tổ chức 1 trung đội, lực lượng chủ yếu lấy từ các đội vũ trang châu Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Ngân Sơn... và một số đồng chí đã từng học quân sự ở nước ngoài về.
 Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, trang bị 34 khẩu súng, chia thành 03 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo, do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên.
                        
             (Lễ thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân)
Ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tiến công đồn Phay Khắt. Ngày 26/12/1944 tiến công đồn Nà Ngần. Tháng 3/1945, Thường vụ Trung ương họp và ra chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất lực lượng vũ trang cả nước (Việt Nam Tuyên truyên giải phóng quân, Cứu quốc quân…) Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước. Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống nhất tại Định Biên Thượng,  Định Hóa Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam giải phóng quân.
Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, Đảng ta đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc dân. Năm 1946, Vệ Quốc dân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
                                     
                                  (Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập)
Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyên giải phóng quân được lấy làm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước một tình thế rất phức tạp và chồng chất khó khăn. Cùng một lúc, chúng ta phải đối phó với cả “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”, ở miền Bắc,  gần 20 vạn quân Tưởng vào giải giáp vũ khí của phát xít Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra. Ở miền Nam, thực dân Pháp được quân Anh giúp sức đã trắng trợn gây hấn ở Nam Bộ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân ta nhất tề đứng dậy hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Ngày 07/10/1947, Pháp huy động hơn 2 ngàn quân có máy bay, tàu chiến hỗ trợ mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta Quân ta đã liên tiếp phản công tiêu diệt địch, làm nên thắng lợi của Chiến dịch Việt Bắc. Đây là thắng lợi quy mô lớn đầu tiên của quân và dân ta, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
Tháng 6/1950 ta mở Chiến dịch Biên Giới. Năm 1949 - 1952 Quân đội ta đã thành lập được nhiều đại đoàn chủ lực như: Đại đoàn 304, 308, 316, 325 và Đại đoàn công pháo 351. Tháng 9/1953, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Kế hoạch của Nava bắt đầu bị phá sản.
                               Ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày đêm chiến đấu Ngày 07/5/1954, bộ đội ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ.  Kế hoạch Nava thất bại. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương thắng lợi, buộc pháp phải công nhận độc lập dân tộc, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945 - 1975):
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chính trị ở miền Nam, “Đồng Khởi" làm thất bại một hình thức thống trị điển hình bằng chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ (1954 - I960)
Sau năm 1954, miền Bắc từng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, là chỗ dựa và hậu phương lớn của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
Ở miên Nam, Mỹ ra sức xây dựng ngụy quân, chỉ huy chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp đẫm máu những người yêu nước, hô hào “Bắc tiến”, “lấp sông Bến Hải”; mở các chiến dịch lớn đánh vào nhân dân, trả thù những người kháng chiến, thẳng tay thi hành cái gọi là “Quốc sách tố cộng, diệt cộng", “Luật 10-59”, theo luật 10-59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (tháng 1/1959), xác định con đường, mục tiêu, phương pháp cách mạng ở miền Nam, mối quan hệ giữa hai chiến tuyến cách mạng ở hai miền Nam - Bắc; giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Từ phong trào “Đồng khởi”, lực lượng vũ trang và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp của ta từng bước hình thành. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
Miền Bắc mở đường bộ 559. đường biển 759 chi viện cho chiến trường miền Nam. Cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài phát xít Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mỹ vội vàng thay đổi, chuyển sang dùng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt".
Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam, tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc (1961 đến giữa 1965):
Đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt". Chúng đưa tiền của, vũ khí và cố vấn vào miền Nam, chỉ huy quân đội ngụy, tiến hành chiến tranh, càn quét, dồn dân, theo chiến thuật “tát nước bắt cá”.
Quân và dân miền Nam đã sáng tạo ra hình thức tiến công “hai chân (quân sự, chính trị), ba mũi (quân sự, chính trị, binh vận), ba vùng (rừng núi, đồng bằng, thành thị)", tiến hành thắng lợi một số chiến dịch quy mô nhỏ và vừa (Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài), đẩy ngụy quyền Sài Gòn rơi vào tình trạng khủng hoảng triền miên. "Quân lực Việt Nam cộng hòa đã không  còn đủ sức chiến đấu, chế độ Sài Gòn đã thất bại". Trước những thất bại liên tiếp, Mỹ dựng nên sự kiện “Vịnh Băc Bộ”. Ngày 05/8/l964 Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, đánh ồ ạt ở các khu căn cứ sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh). Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh).  Ngày 05/8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam.
Cả nước có chiến tranh, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ" và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, mở ra giai đoạn “vừa đánh vừa đàm ” (giữa 1965 đến 1968):
Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" bị phá sản, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”; sử dụng quân Mỹ làm lực lượng cơ động chủ yếu để tiêu diệt bộ đội chủ lực ta. Từ giữa năm 1965 đến 1967, chúng đưa vào miền Nam hơn nửa triệu quân Mỹ và quân đội một số nước chư hầu, đồng thời sử dụng không quân và hải quân mở chiến dịch "Sấm rền”, đánh phá ác liệt nhằm "đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá", ngăn chặn chi viện từ miền Bắc và quốc tế vào miền Nam.
Trong 4 năm (1964 - 1968), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay các loại, bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm và bắn cháy 143 tàu chiến.
Hội nghị lần thứ 11 (3/1965), lần thứ 12 (12/1965), Trung ương Đảng hạ quyết tâm động viên lực lượng cả nước kiên quyết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi lịch sử: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.”
Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", miền Bắc đã phát động nhiều phong trào thi đua ái quốc, "Thanh niên ba sẵn sàng". "Phụ nữ ba đam đang", "Tay búa, tay súng" của công nhân, "Ba quyết tâm " của trí thức tạo nên ý chí mới, sức mạnh mới cổ vũ toàn dân đánh giặc.
Trên chiến trường miền Nam, vừa xây dựng, vừa chiến đấu, lực lượng vũ trang quân giải phóng đã tổ chức các đợt tiến công, bẻ gẫy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn của Mỹ - Ngụy. Mở đầu là chiến thắng Núi Thành, Quảng Nam (26/5/1965), tiếp đó là chiến công vang dội đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966, 1966 - 1967) làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục hộ" của Mỹ.
 Thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. Sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của dân tộc ta đã có điều kiện mở ra mặt trận tiến công mới về ngoại giao “vừa đánh, vừa đàm”.
Đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh" và cuộc tập kích bằng không quân, hải quân lần thứ hai của đế quốc Mỹ vào miền Bắc (từ năm 1969 đến cuối 1973):
Thất bại trên chiến trường miền Nam, đế quốc đã thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", dùng người Việt đánh người Việt, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Đầu năm 1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, làm thay đổi so sánh lực lượng và thay đổi cục diện chiến tranh, dồn Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn vào thế yếu trầm trọng hơn. Thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc, buộc Mỹ phải ký “Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đỉnh cao chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (cuối năm 1973 đến 30/4/1975):
Hiệp định Pari được ký kết, nhưng với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ không chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. chúng tăng cường viện trợ quân sự, điều khiển chính quyền cua Nguyễn Văn Thiệu, ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, mở các cuộc hành quân “tràn ngập lành thổ lấn chiếm vùng giải phóng.
Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và đầu năm 1975, Đảng ta đã đánh giá so sánh lực lượng và đề ra quyết tâm giải phóng miền Nam. Xây dựng các đơn vị chủ lực như các Quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232.
Với thế lực mới, quân và dân ta đã chủ động tiến công giải phóng Phước Long (06/1/1975).
Ngày 04/3/1975 mở chiến dịch Tây Nguyên.
Ngày 14/4/1975 Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
Ngày 29/4/1975, quân và dân ta tiến hành tổng tiến công trên toàn mặt trận.
Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ giai phóng đã tung bay trên nóc tòa nhà chính “Dinh Độc Lập”. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng.
(Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng)
Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 2014):
Khắc phục hậu quả chiến tranh, ôn định đời sống nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên trong giai đoạn mới:
Nhiệm vụ của Quân đội được Trung ương Đảng nêu rõ: "Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta...bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thỏ. vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất ", Đông thời "Tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH”.
Cùng toàn dân đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược biên giới và làm tròn nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia:
Tháng 4/1977, tập đoàn Pôn Pôt - Iêngxari đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam nước ta. Với sự giúp đỡ to lớn của Ọuân tình nguyện Việt Nam, ngày 07/01/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia đã đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari, hồi sinh, tái thiết lập đất nước.
Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
Thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chủ động và kiên quyết thực hiện tốt nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là phòng chống chiến lược “diễn biến hòa hình, bạo loạn lật đổ”.
Tham gia phòng chống thiên tai, bão lụt, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Giữ vững vai trò là lực lượng nòng cốt, tích cực tham gia củng cố, xây dựng cơ sở chính trị địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các địa bàn chiến lược trọng yếu.
Trong công tác xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Xây dựng kinh tế, Ọuân đội ta đã đạt được những thành tự trên tất cả các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, chế tạo, sản xuât, sửa chữa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và lĩnh vực quốc phòng. Các ngành công nghiệp quốc phòng, hậu cần, kỹ thuật, viễn thông, dịch vụ.
Hiểu về bản chất truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Một là: Trung thành vô hạn với Tô quốc Việt Nam xà hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Hai là: Quyết chiến, quyết thẳng, biết đánh và biết thẳng.
Ba là: Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
Bốn là: Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiên sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động.
Nàm là: Kỷ luật tự giác nghiêm minh.
Sáu là: Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công.
Bẩy là: Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn,  giản dị, lạc quan.
Tám là: Luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiên bộ.
Chín là: Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình.

Kỷ niệm sâu sắc của bản thân về hình ảnh “Bồ đội Cụ Hồ”, và trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Viêt Nam xã hội chủ nghĩa.
Các anh luôn nở nụ cười trước mọi khó khăn, gian khó, dũng cảm, phi thường sát cánh bên nhân dân, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, không những vì sự nghiệp bảo vệ quê hương, đất nước mà các anh cũng luôn chăm lo đến đời sống nhân dân, giúp dân trong lao động sản xuất. Đoàn kết, và xây dựng mối liên kết quân với dân một lòng, thân thiện, chân tình, gần gũi “Đi dân nhớ, ở dân thương”, không ngại ngần gian khó, đi bất cứ đâu, biên giới xa xôi cho tới biển đảo, trong vùng trời Việt Nam, nơi đâu có người dân của mình.

Các anh luôn mang trong mình tinh thần yêu nước, thương dân,  kiên cường, bất khuất, dũng cảm trước quân xâm lược, trung thành với Đảng, một lòng, một dạ với nhân dân. Giữ chắc tay súng gìn giữ vùng trời Việt Nam, cho các em thơ ngon giấc, vui bước tới trường, đôi lứa hẹn hò hạnh phúc, cho các cụ già vui vầy bên con cháu, cho mọi người yên tâm hăng say lao động sản xuất, lo cho gia đình, cho thôn xóm, cho đất nước bình yên. Các anh luôn giữ chắc tay súng nơi biên giới xa xôi với tổng chiều dài 4.639 km trên bộ và  với 3.444 km bờ biển. Hình tượng các anh luôn toát lên trí khí kiên cường, hiên ngang, bất khuất mà tôi luôn nể phục, tiếp bước các anh, những người chiến sỹ.
          Trong cuộc sống thường ngày hình ảnh các anh luôn hiên ngang, bất khuất và đẹp đẽ, hình ảnh các anh thật luôn lung linh và sáng chói qua từng lời thơ, câu hát. Khiến mọi trái tim cồn cào xao động mỗi khi nghe những bài hát về anh:
“Một ba lô, cây súng trên vai,
 Người chiến sĩ quen với gian lao,
Ngày dài đêm thâu vẫn có những người lính trẻ,
Nặng tình quê hương canh giữ miền đất mẹ…”
Ngược dòng lịch sử, từ cây đa Tân Trào, với lực lượng 34 chiến sĩ, trải qua muôn vàn gian khó, hi sinh , được Bác Hồ kính yêu dìu dắt , đưa đường, chỉ lối, quân đội ta đã lớn mạnh như vũ bão.Từ hình ảnh anh vệ  quốc đoàn năm xưa đến hình ảnh anh giải phóng quân-anh bộ đội Cụ Hồ đều soi bóng,  với những vẻ đẹp kì diệu biết bao nhiêu .Tổ quốc ca ngợi anh, nhân dân ca ngợi anh bằng những những vần thơ đẹp nhất, trân trọng nhất :
“ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
 Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
 Núi không đè nổi vai vươn tới
 Lá ngụy trang reo với gió đèo “
Bình dị là thế, hiền lành là thế nhưng rất phi thường, dũng cảm, chính các anh đã góp phần quan trọng làm nên trang sử vàng của dân tộc. Anh bộ đội Cụ Hồ- hình ảnh của những con người đẹp nhất, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp nhất, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, làm rạng rỡ non sông đất nước ta.
                    “Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường(Núi đôi - nhà thơ Vũ Cao)
Có lẽ để gọi là kỉ niệm sâu sắc cụ thể thì thật là khó, xong kể từ khi bi bô biết hát có lẽ hình ảnh chú bộ đội đã rất gần gũi và in dấu trong lòng trẻ thơ. Vì vậy, khi nói hay kể những câu truyện về hình ảnh cao quý đó sẽ biết bao tình cảm và kỉ niệm sâu sắc về hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ” được dựng lên với những kỉ niệm sâu sắc qua cuộc sống thường ngày, qua câu thơ, tiếng hát, sáng ánh hào quang khí thế, hùng dũng, hiên ngang mà giản dị và trân thành nhất.
Đó là tình yêu, là tấm lòng người con đất Việt. Làm sao không yêu, trái tim không lay động trước một hình tượng mang cả thế giới tâm hồn dân tộc, là sức mạnh để đất nước trường tồn và phồn vinh. Trái tim tuổi trẻ hôm nay và mai sau sục sôi, nhiệt huyết noi gương, và tiếp bước. Mãi “Hát về anh”  người chiến sỹ biên cương. “Ðã có những hy sinh khó nói hết bằng lời, Nên đọng lại trong tôi những nghĩ suy”…

Wednesday, December 3, 2014

Rượi Mẫu sơn - Lạng Sơn

"Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa
Có Nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh, bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm chén rượi nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò".